- Bước 1: Thu thập dữ liệu kết quả để tính điểm, gồm có hai nhóm
+ Nhóm dữ liệu kết quả đánh giá của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo phiếu khảo sát (số liệu “mềm”).
+ Nhóm dữ liệu được lấy từ kết quả đánh giá của các cuộc điều tra (có nội dung liên quan đến DDCI) đã được UBND tỉnh công bố, (số liệu “cứng”).
Mục tiêu của việc thu thập hai nguồn thông tin này nhằm kết hợp cả số liệu khách quan (số liệu “cứng”) và số liệu chủ quan (số liệu “mềm”) thể hiện đánh giá của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong quá trình tính toán các chỉ số thành phần và chỉ tiêu tổng hợp cuối cùng.
- Bước 2: Tính điểm các chỉ số thành phần và các chỉ tiêu
Điểm số các chỉ số thành phần được xây dựng dựa trên cơ sở tính toán điểm số các chỉ tiêu. Theo đó các chỉ tiêu sau khi thu thập, sẽ được chuẩn hóa theo thang điểm 10 (điểm tối đa là 10 và điểm tối thiểu là 1). Những đánh giá còn lại nằm giữa được được quy về điểm số tương ứng trong khoảng điểm còn lại.
Công thức chuẩn hóa điểm số các chỉ tiêu như sau:
+ Đối với các chỉ tiêu thuận, tức là điểm chỉ tiêu càng cao thì phản ánh chất lượng điều hành càng tốt:
Điểm của cơ quan/đơn vị A
Trong đó:
+ X là giá trị của cơ quan/đơn vị A.
+ Min: Điểm thấp nhất trong tổng số cơ quan/đơn vị được đánh giá.
+ Max: Điểm cao nhất trong tổng số cơ quan/đơn vị được đánh giá.
+ Đối với chỉ tiêu nghịch, tức là điểm chỉ tiêu càng thấp thì phản ánh chất lượng điều hành tốt:
Điểm của cơ quan/đơn vị A
Trong đó:
+ X là giá trị của cơ quan/đơn vị A.
+ Min: Điểm thấp nhất trong tổng số cơ quan/đơn vị được đánh giá.
+ Max: Điểm cao nhất trong tổng số cơ quan/đơn vị được đánh giá.
- Bước 3: Tính toán DDCI (có gắn trọng số)
Các trọng số thể hiện mức đóng góp và tầm quan trọng của từng chỉ số thành phần đối với sự phát triển của khu vực tư nhân. Các trọng số được xác định dựa trên việc tham khảo trọng số của các chỉ số trong PCI và đánh giá chủ quan của lãnh đạo tỉnh về thứ tự ưu tiên của các chỉ số trong việc cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh.
Các trọng số này được làm tròn và chia thành các mức (5%; 10%; 15% và 20%). Theo đó những chỉ số thành phần nào có tác động lớn nhất đến tăng trưởng, đầu tư và lợi nhuận của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được gắn trọng số cao hơn. Tương tự các chỉ số không có tương quan lớn với sự phát triển của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được gán trọng số nhỏ hơn.
- Một số phần mềm phục vụ cho việc tính toán chỉ số DDCI
1. Phần mềm nhập phiếu khảo sát
- Mô tả sản phẩm: Là phần mềm ứng dụng để nhập dữ liệu thống kê, được xây dựng trên nền tảng phần mềm CSPRO phát triển bởi Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ.
- Tính năng kỹ thuật công nghệ:
+ Cho phép kiểm soát logic của các tuyến trả lời của đáp viên;
+ Cho phép nhập liệu nhanh, chính xác;
+ Cho phép nhiều người đồng thời nhập liệu để tiết kiệm thời gian nhập phiếu;
+ Cho phép xuất dữ liệu sang file định dạng excel để dễ dàng trong xử lý, tổng hợp thông tin điều tra DDCI.
2. Phần mềm chọn mẫu khảo sát ngẫu nhiên
- Mô tả sản phẩm: Là phần mềm ứng dụng để lựa chọn mẫu ngẫu nhiên được lập trình trên nền tảng ngôn ngữ Visual Basic/STATA hoặc tương đương
- Tính năng kỹ thuật công nghệ:
+ Ứng dụng cho phép chọn ngẫu nhiên phân tầng mẫu doanh nghiệp từ tổng thể mẫu theo các đặc điểm: số lượng tương tác của doanh nghiệp tại các sở, ban ngành; số doanh nghiệp tại địa phương; quy mô doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp;
+ Ứng dụng cho phép lựa chọn ngẫu nhiên phân tầng từ tổng thể mẫu còn lại để thay thế những doanh nghiệp không tiếp cận được.
3. Phần mềm xử lý, tổng hợp số liệu điều tra và tính toán các chỉ số DDCI
- Mô tả sản phẩm: Là phần mềm ứng dụng để tổng hợp, phân tích và tính toán số liệu trên nền tảng ngôn ngữ Visual Basic của Microsoft Excel.
- Tính năng kỹ thuật công nghệ:
+ Cho phép điều chỉnh linh hoạt nhập liệu các đơn vị được đánh giá, các chỉ tiêu đánh giá;
+ Kiểm soát trọng số các chỉ tiêu đánh giá trong mỗi chỉ tiêu thành phần trong quá trình nhập liệu;
+ Phân tích thống kê từng chỉ tiêu đánh giá theo các tiêu chí thống kê như giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung vị, trung bình, độ lệch chuẩn, độ lệch chuẩn tương đối;
+ Kết xuất các đồ thị, bảng biểu liên quan để sẵn sàng phân tích, đưa vào báo cáo